Triển khai Mô hình xét nghiệm phòng bệnh Thalassemia tại các Trạm y tế

Thứ năm - 23/06/2022 14:23 416 0
Mục tiêu chung của Mô hình là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chủ động phòng bệnh tan máu bẩm sinh, giảm thiểu các trường hợp mắc bệnh, giảm gánh nặng bệnh tật góp phần nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần và nâng cao tuổi thọ bình quân của người dân huyện Lạc Thủy nói riêng, và tỉnh Hòa Bình nói chung.
Tỉnh Hòa Bình là điểm đầu tiên trong toàn quốc được Tổng cục Dân số - KHHGĐ chọn làm thí điểm để can thiệp giảm mắc bệnh Thalssemia (Tan máu bẩm sinh) tại cộng đồng bắt đầu từ năm 2010 tuy nhiên đến nay, còn có nhiều những bất cập, rào cản ảnh hưởng đến kết quả của công tác phòng bệnh.
Nhận thấy việc phòng tránh mắc bệnh tan máu bẩm sinh để hạn chế những nguy cơ và hậu quả cho sức khỏe cộng đồng là nhiệm vụ vô cùng cấp thiết trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Chi cục Dân số  KHHGĐ tỉnh Hòa Bình đã tham mưu cho Sở Y tế trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 04/5/2022 về thực hiện Mô hình xét nghiệm phòng bệnh tan máu bẩm sinh tại các Trạm Y tế trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025; Xây dựng Kế hoạch số 57/KH-CCDS ngày 06/4/2022 của Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Hòa Bình về việc thực hiện các hoạt động của Mô hình phòng bệnh tan máu bẩm sinh tại các Trạm Y tế xã trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2022.

Ngày 09/5/2022 Trung tâm Y tế huyện Lạc Thủy phối hợp với Chi cục Dân số - KHHGĐ tổ chức Hội nghị triển khai Mô hình xét nghiệm phòng bệnh tan máu bẩm sinh tại các trạm Y tế trên địa bàn huyện Lạc Thủy, giai đoạn 2021-2025.
Đến dự Hội nghị có các đại biểu của Chi cục Dân số - KHHGĐ: Bs chuyên khoa II Nguyễn Thị Minh phương - Chi cục trưởng chi cục Dân số tỉnh Hòa Bình, Đại biểu tại Trung tâm Y tế huyện có BSCKI: Phạm Văn Hiệu - Đảng ủy viên - Phó giám đốc TTYT Lạc Thủy, và các đồng chí phòng Dân số - Phát triển và Truyền Thông - Giáo dục Chi cục Dân số tỉnh, phòng Dân số - Truyền thông & Giáo dục sức khỏe huyện, lãnh đạo UBND xã, thị trấn, Chuyên trách dân số các xã, thị trấn, và đại diện Cộng tác viên Dân số thôn bản.

Mục tiêu chung của Mô hình là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chủ động phòng bệnh tan máu bẩm sinh, giảm thiểu các trường hợp mắc bệnh, giảm gánh nặng bệnh tật góp phần nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần và nâng cao tuổi thọ bình quân của người dân huyện Lạc Thủy nói riêng, và tỉnh Hòa Bình nói chung.  Mục tiêu cụ thể đến năm 2025: 100% Trạm Y tế xã trong toàn huyện triển khai Mô  hình xét nghiệm phòng bệnh tan máu bẩm sinh tại trạm Y tế, đảm bảo cho người  dân được tiếp cận dịch vụ thuận tiện, ngay tại địa phương. 100% trường hợp phát hiện mang gen bệnh được quản lý, theo dõi, cung  cấp kiến thức, tư vấn để phòng bệnh tan máu bẩm sinh cho thế hệ sau. 70% vị thành niên/thanh niên được cung cấp kiến thức cơ bản về phòng  bệnh tan máu bẩm sinh; 
          Tại hội nghị các đồng chí giảng viên đã trình bày những kiến thức cơ bản về bệnh tan máu bẩm sinh. Bệnh tan máu bẩm sinh là bệnh thiếu máu do tan máu, là bệnh di truyền bẩm sinh, biểu hiện bệnh suốt đời. Biểu hiện chính của bệnh là thiếu máu, lách to, gan to, biến dạng xương mặt, chậm phát triển, suy tim do thiếu máu. Tại huyện Lạc Thủy có 42 trường hợp mắc bệnh đã được phát hiện. Hầu hết các trường hợp hàng tháng đều phải điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh và viện Huyết học truyền máu Trung ương.
.
Ảnh 1. BSCKI  Bùi Thị Thu Thanh cung cấp những kiến thức cơ bản về bệnh Thalassemia
Bệnh tan máu bẩm sinh là bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng tránh được, Phòng bệnh hiệu quả từ 90 đến 95% là khám và xét nghiệm bệnh trước khi kết hôn chẩn đoán trước sinh khi thai được 12 đến 18 tuần. Phòng bệnh cần hiểu biết được cơ chế di truyền thì hoàn toàn có thể phòng tránh được. Tránh không sinh ra trẻ mang 2 gen bệnh do nhận từ cả bố và mẹ bằng các biện pháp như: Tầm soát và phòng tránh bệnh từ sớm: Với các biện pháp xét nghiệm, tư vấn tiền hôn nhân. Các cặp vợ chồng chuẩn bị có thai hoặc đang mang thai, đặc biệt các gia đình đã có người bệnh Thalassemia nên được tư vấn và chẩn đoán tiền hôn nhân. Sàng lọc phát hiện bệnh sớm cho thai nhi: Phòng ngừa bằng các xét nghiệm tầm soát và chẩn đoán gen đột biến trong thời thai kỳ. Nếu cả vợ và chồng đều mang gen thì thai nhi có 25% nguy cơ bị mắc bệnh ở thể nặng, trường hợp này cần được thực hiện chẩn đoán trước sinh bằng phương pháp chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau và tìm đột biến gen. Đối với bệnh nhân mức độ nặng và trung bình cần truyền máu định kỳ và dùng thuốc thải sắt suốt cuộc đời. Phẫu thuật cắt lách giúp kéo dài khoảng cách thời gian giữa các đợt truyền máu, Ghép tế bào gốc điều trị bệnh, biện pháp này cần phải đáp ứng điều kiện ngặt nghèo hơn như: phải tìm được nguồn tế bào gốc phù hợp, điều kiện sức khỏe đảm bảo, các chi phí ghép… do vậy việc phòng tránh, tìm hiểu và được tư vấn, tầm soát gen bệnh sớm trước kết hôn sẽ hạn chế được nguy cơ sinh ra những trẻ mang gen hoặc bị bệnh, giảm gánh nặng bệnh tật, góp phần nâng cao chất lượng dân số.
.
Ảnh 2. BSCKII  Nguyễn Thị Minh Phương - Chi cục trưởng Chi cục Dân số tỉnh triển khai Mô hình và nhiệm vụ của cộng tác viên

Bs.chuyên khoa II Nguyễn Thị Minh phương - Chi cục trưởng chi cục Dân số tỉnh Hòa Bình triển khai "Mô hình xét nghiệm phòng bệnh tan máu bẩm sinh tại các trạm Y tế trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2021-2025".
Để mô hình sau khi triển khai đem lại kết quả cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Ban Chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ các cấp về phòng bệnh tan máu bẩm sinh.  Sự phối hợp với các Ban, ngành liên quan đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt công tác phòng bệnh tan máu bẩm sinh, từ đó góp phần giảm thiểu các hậu quả do bệnh tan máu bẩm sinh gây ra, giảm áp lực kinh tế, tâm lý cho gia đình và xã hội, nâng cao chất  lượng dân số;
Bước đầu sau khi triển khai Mô hình, đã nhận được phản hồi tích cực từ các đồng chí Lãnh đạo và người dân trên địa bàn huyện. Dự kiến trong tháng 6/2022 Trung tâm Y tế Lạc Thủy phối hợp với Chi cục Dân số - KHGĐ tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trạm Y tế các xã, thị trấn, tổ chức lấy máu xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh tại cộng đồng. Các đồng chí cộng tác viên Dân số đã đến từng hộ gia đình tuyên truyền, vận động người dân xét nghiệm, đến thời điểm hiện tại đã có 215 người đăng ký xét nghiệm.

Để hướng đến mục tiêu giảm tỷ lệ trẻ mắc bệnh tan máu bẩm sinh, tăng tuổi thọ và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Theo khuyến cáo của ngành Y tế cần chú trọng truyền thông rộng rãi phổ biến thông tin về bệnh Tan máu bẩm sinh trong cộng đồng, tư vấn tiền hôn nhân tầm soát sàng lọc trước sinh thông tin về bệnh Tan máu bẩm sinh trong cộng đồng. Tư vấn tiền hôn nhân, tầm soát sàng lọc trước sinh; Thông tin những dấu hiệu nhận biết sớm nguy cơ mắc bệnh. Thường xuyên Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần cho trẻ… trong đó việc khám sức khỏe tiền hôn nhân, tầm soát trước sinh mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp kiểm tra sức khỏe, tư vấn các cặp vợ chồng những biện pháp phù hợp, hữu ích góp phần hạn chế thấp nhất trẻ sinh ra bị các bệnh bẩm sinh.
Thu Hường - Trung tâm Y tế huyện Lạc thủy.

 
 

 
 

 


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập17
  • Hôm nay6,447
  • Tháng hiện tại129,740
  • Tổng lượt truy cập1,978,851
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây